Mới đây, 2 nhà phân tích tại trang mạng The Verge là Nilay Patel và David Pierce đã có bài phân tích với những quan điểm, lập luận khá thú vị về mối quan hệ giữa Google và Samsung – Ai lớn hơn ai? Dù đây chỉ là quan điểm chủ quan của 2 người nhưng cũng phần nào cho chúng ta thêm thông tin và một góc nhìn khác về dòng chảy của giới công nghệ hiện nay.

       

Trong thế giới công nghệ hiện nay, mỗi công ty đều hy vọng sẽ chiếm lĩnh và chi phối càng nhiều lĩnh vực của đời sống người dùng càng tốt. Những tên tuổi lớn có thể kể tới là Apple, Google và Samsung. Apple luôn được biết tới qua các sản phẩm cao cấp và được tích hợp chặt chẽ với nhau. Mặt khác, Samsung và Google cũng đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường qua việc cung cấp các nền tảng hệ điều hành mở. Mỗi hãng đều muốn sở hữu nền tảng mà tất cả người dùng đều tin cậy.

Hồi tuần trước, Samsung đã chi số tiền 200 triệu đô la để mua lại SmartThings, một trong những công ty đang phát triển nền tảng cơ bản cho nhà thông minh. Song song với đó, ta cũng đã biết rằng Google cũng từng chi ra số tiền không nhỏ khi mua lại Nest cũng với mục đích tương tự. Và căng thẳng đã đến đỉnh điểm khi xuất hiện sự khác nhau giữa phiên bản Android do Google phân phối và phiên bản Android đang chạy trên những chiếc Galaxy của Samsung.

Đó cùng là động lực thúc đẩy Google bán Motorola nhằm thắt chặt mối quan hệ với Samsung hơn đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái ứng dụng Android. Rõ ràng, mối quan hệ khổng lồ giữa Google và Samsung còn ẩn chứa bên trong nhiều khía cạnh phức tạp.

Nilay Patel: Google không thể thua

Dưới đây là quan điểm của nhà phân tích Nilay Patel: “Thành công của Samsung không phải đến từ điện thoại, TV, tủ lạnh, vận tải hàng hải, hệ thống tên lửa đạn đạo hoặc bất cứ sản phẩm nào bán cho người dùng cuối. Thành công lớn nhất chính là hãng đang sở hữu những nhà máy có thể sản xuất ra màn hình lớn với giá rẻ.”

Sản xuất màn hình lớn với giá rẻ hơn là cách mà Samsung có thể giành ưu thế so với Sony trong mảng kinh doanh TV trong những năm trở lại đây. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về tấm nền phẳng HDTV tăng vọt, Samsung đã có khả năng sản xuất TV LCD với giá thành thấp. Dù một số ý kiến cho rằng TV Samsung có vẻ không tốt hơn Sony nhưng rõ ràng, giá bán của nó rẻ hơn rất nhiều.​

Trên thực tế, người dùng thường không mua chất lượng hình ảnh mà mua những chiếc màn hình phẳng đẹp mặt làm vật trang trí trong nhà. Và Samsung đã giành chiến thắng khi cung cấp các màn hình phẳng kích thước lớn nhưng vẫn có giá bán rẻ hơn các đối thủ. Sau đó, kích thước màn hình phổ thông cũng thay đổi theo thời gian, Samsung có thêm cơ hội tối ưu hóa việc sản xuất các sản phẩm LCD một cách nhanh chóng và thêm vào những tính năng bổ sung để phục vụ việc marketing nhằm xóa đi lợi thế về thương hiệu của Sony.

Nilay Patel: Thành công của Samsung không phải là làm ra sản phẩm người dùng mua

Chiến lược trên đã giúp Samsung gặt hái được thành công rõ ràng nhất vào năm 2011, khi Sony rời bỏ liên doanh sản xuất màn hình LCD và bán lại gần 1 nửa sở hữu trị giá gần 1 tỷ đô la cho Samsung nhằm tập trung nguồn lực lấy lại vị thế trong thị trường kinh doanh sản phẩm điện tử.

Và có thể nói, Samsung đã áp dụng mô hình trên vào mảng kinh doanh điện thoại: Họ đã sản xuất màn hình với một loạt các kích cỡ khác nhau nhằm nhanh chóng đạt vị trí dẫn đầu thị trường. Và khi người tiêu dùng muốn chuyển sang sử dụng điện thoại có màn hình lớn hơn, hãng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu bằng các màn hình OLED kích thước lớn với màu sắc Ultra-Bright. Theo một số đánh giá thì các thế hệ màn hình ban đầu chỉ có chất lượng tầm trung và liên tục được cải thiện theo thời gian.

Trên thị trường, không có hãng nào cung cấp màn hình hiển thị OLED với con số như Samsung và hãng cũng có đủ thời gian cũng như nguồn lực để tập trung marketing một cách hiệu quả. Đây chính là lúc mà một đối thủ cạnh tranh của Apple trên thị trường điện thoại di động bắt đầu xuất hiện.

Dù vậy, vấn đề duy nhất với chiến lược trên là Samsung phải phụ thuộc vào người khác để nâng cao giá trị của những chiếc màn hình kích thước lớn giá rẻ của hãng. Đó chính là Hollywood, Netflix và Comcast trên Samsung TV chứ không phải là Media Hub do chính hãng phát triển. Ngoài ra, Samsung còn phụ thuộc vào Android và Google Play trên những chiếc Galaxy chứ không phải là Samsung S App.

Samsung có thể tạo ra được những chiếc màn hình giá rẻ, kích thước lớn, công nghệ cao nhưng vẫn phải chờ những người khác giúp nâng cao giá trị của chúng. Và giờ đây, theo một số dự đoán thì các lợi thế ban đầu của việc sở hữu nhà máy sản xuất màn hình đã bị lu mờ, sự tăng trưởng của Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động đã bị trì hoãn. Tất cả những gì hãng cần là sự khác biệt, là một cuộc đấu tranh để tìm điều gì đó không phải là mà hình lớn.

Nilay Patel: Samsung phát triển phần mềm để bán màn hình, Google tạo ra phần mềm để thống trị thế giới

Samsung vẫn chưa chúng minh được các phần mềm hệ thống hoặc đưa ra các nền tảng mới mẻ để giành ưu thế so với đối thủ. Điểm mạnh nhất của hãng chính là sản xuất màn hình nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với các hãng khác. Họ có thể mua lại các công ty thú vị như Boxee hoặc SmartThings nhưng sẽ không thể nào theo đuổi và biến những công nghệ đó thành hiện thực. Cần phải có thêm nhiều tiền được đầu tư để nhanh chóng theo đuổi các xu hướng tiếp theo.

Đây thật sự là một sân chơi hoàn toàn công bằng. Thế giới cần Samsung và họ đang vui vẻ đón nhận hãng. Nhưng có lẽ Samsung sẽ không thể nào phát triển nên một nền tảng như Android, vốn đã được Google dành ra hầu như toàn bộ các nguồn lực của hãng để phát triển. Google kiếm được tiền thông qua việc thu thập và tổ chức thông tin nhằm bán các quảng cáo. Nếu Google càng có nhiều thông tin, họ sẽ càng có nhiều tiền.

Đó là động lực lớn nhất để hãng thực hiện chiến lược chậm mà chắc trong việc xây dựng một nền tảng và hệ thống có thể kiên kết với nhau đồng thời đảm bảo việc kết nối thông suốt cho người dùng. Đôi lúc vẫn có một số khuyết điểm nhưng rõ ràng hãng vẫn đạt được sự tiến bộ và cung cấp được các dịch vụ hữu ích cho người dùng. Samsung sẽ không bao giờ cạnh tranh được với điều đó do hãng không có động lực tương tự và cũng không thể đầu tư đúng mức như Google.

Nilay Patel kết luận: “Samsung làm ra phần mềm để bán màn hình trong khi Google làm ra phần mềm để cai trị thế giới.”

David Pierce: Samsung sẽ chiến thắng

Theo David Pierce thì: “Samsung có mặt ở khắp mọi nơi. Họ sẽ luôn có mặt ở khắp nơi. Họ là hãng đóng tàu lớn thứ nhì thế giới, một công ty bảo hiểm nhân thọ khổng lồ, là 2 trong số 50 công ty xây dựng lớn nhất hành tinh, một công viên và là một hãng quảng cáo đầy quyền lực. Hãy chọn ra 1 công ty trong danh sách Fortune 500, Samsung hoàn toàn có thể cạnh tranh và có thể giành chiến thắng.”

Không có gì nghi ngờ về sức mạnh của thương hiệu Google. Theo Interbrand thì đây là thương hiệu quyền lực thứ nhì thế giới chỉ sau Apple (hiện tại Samsung đứng thứ 8). Nhưng hãng công nghệ Hàn Quốc này không chỉ là một tập đoàn đầy màu sắc mà còn sở hữu vô số các xúc tu mạnh mẽ thâm nhập vào mỗi doanh nghiệp và công ty trên khắp thế giới. Samsung có mối quan hệ nhà cung cấp với Apple và một số hãng sản xuất smartphone khác mặc dù đó đều là những đối thủ cạnh tranh của hãng.

Samsung sở hữu toàn bộ các thành phần của chu trình sản xuất, từ cả nhà máy cho đến trang phục mà công nhân nhà máy mặc và cả những khách sạn mà họ sống ngoài giờ lao động. Samsung có đủ quy mô và cơ sở hạ tầng để học hỏi cách làm bất cứ thứ gì, có đủ các phương tiện cần thiết để thực hành một cách nhanh chóng để công bố rộng rãi. Đồng thời, hãng cũng sở hữu nguồn ngân sách marketing khổng lồ và biết cách làm cho mọi thứ vận hành trôi chảy.

Trở lại việc Samsung mua lại SmartThings và nhiều công ty khác. Nếu bạn là chủ của WhatsApp, nếu bạn bán công ty lại cho Samsung thì có thể họ sẽ không nhận được con số 19 tỷ đô la như khi bán cho Facebook, nhưng bạn sẽ nhận được nguồn tài nguyên kỹ thuật và nguồn lực phát triển tuyệt vời, các mối quan hệ sâu sắc với nhiều ngành công nghiệp,…

Dĩ nhiên, khả năng cải thiện sản phẩm của bạn sẽ tăng với tốc độ ánh sáng. Dĩ nhiên, tất cả những điều đó sẽ đúng nếu cho hãng một khoảng thời gian để từ một Samsung mới mẻ trở thành thương hiệu được mọi người biết đến và yêu thích.

David Pierce: Samsung có quy mô và tốc độ mà khó ai sánh kịp

​Ít nhất trên quan điểm xây dựng thương hiệu thì rõ ràng, dòng sản phẩm smartphone Galaxy là niềm tự hào cho sự thành công của Samsung. Người ta phải xếp hàng chờ đợi trong thời gian dài để có thể sở hữu những chiếc điện thoại này. Trong tuần bán ra đầu tiên, doanh số bán S5 đã chiếm 0,7% thị trường điện thoại Android toàn cầu, nghĩa là cứ 100 chiếc điện thoại Android trên thế giới thì có 1 chiếc là Galaxy S5 của Samsung.
Người tiêu dùng đã tìm đến để tin rằng Samsung có khả năng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Và từ “Galaxy” đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những chiếc smartphone chạy Android. Trên mặt lý thuyết, chiến thắng của Samsung cũng là chiến thắng của Google. Sau cùng, có thể nói rằng Samsung là chiếc điện thoại chạy Android tổt nhất.

Bên cạnh đó, hãng đã tùy chỉnh nên một phiên bản Android dành riêng cho các khách hàng của mình. Samsung đã xóa nhòa lợi thế riêng của Google thông qua việc thay ứng dụng Gmail và bản đồ mặc định thành các dịch vụ của hãng. Kết quả chính là tạo nên một phiên bản Samsung của hệ điều hành mở Android. May mắn cho Google, bước đi trên của Samsung cũng bao gồm việc phát triển các ứng dụng và phần mềm tuyệt vời giúp nâng cao hình ảnh của Android nói chung nhưng suy cho cùng thì đó cũng là đóng góp của Samsung.

David Pierce: Google cần Samsung hơn là Samsung cần Google

Hiện tại, Google cần Samsung hơn là Samsung cần Google. Samsung đã có nền tảng riêng, dịch vụ riêng và phần mềm riêng của hãng. Đây là việc tích hợp theo chiều dọc và phụ thuộc vào việc không có hãng nào khác làm ra sản phẩm của hãng. Android có thể biến mất trong tương lai và Samsung chỉ đơn giản là chuyển sang Tizen. Việc tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm hoạt động tốt với tất cả các sản phẩm của Samsung sẽ giúp cho hãng trở nên ngày càng độc lập mà mạnh mẽ hơn.

Suy cho cùng, Google và Samsung đều tốt như nhau. Hy vọng rằng những khác biệt giữa 2 hãng sẽ không bao giờ biến thành sự khó khăn. Nhưng nếu không có Samsung, mục tiêu tiếp theo của Google là mang Android đến với cuộc sống của người dùng có thể sẽ lụi tàn. Ngược lại, nếu không có Google, Samsung sẽ hoạch định một hướng đi mới và chạy nhanh hơn bất cứ người nào khác để cán đích đầu tiên. Đó chính là thực tế và là diện mạo của quyền lực trong giới công nghệ ngày nay.

 


Tin công nghệ
Facebook Like Box
Để lại lời nhắn cho chúng tôi